KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯƠNG HỌC
Thứ tư - 09/10/2024 21:10
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MG TRÚC ĐÀO
Số: 33/KH-MGTĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Xuân II, ngày 09 tháng 8 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường
Năm học: 2024-2025
Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-BYT, ngày 31tháng 03 năm 2017 của Bộ y tế về việc Ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”;
Căn cứ Thông tư số 17/2023/TT-BYT, ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ y tế
về sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật
về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Căn cứ Kế hoạch số 237/KH-UBND, ngày 29 tháng 12 năm 2023 của UBND huyện Núi Thành về việc triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn huyện Núi Thành;
Căn cứ tình hình thực tế của trường Mẫu giáo Trúc Đào;
Bộ phận nuôi dưỡng xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường năm học 2024-2025 cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường là một nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên và trong mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải có nhận thức đúng đắn và tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Thực hiện đúng các quy định về vệ sinh ATTP trong nhà trường.
Nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh ATTP trong nhà trường, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Truyền thông, nâng cao kiến thức và thái độ thực hành đúng của các bậc cha mẹ, học sinh về VSATTP.
Tăng cường công tác dự phòng để tránh dịch bệnh lây qua thực phẩm, đường ăn uống tại trường, lớp.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV), học sinh phải thực hiện nghiêm túc, các qui định về đảm bảo vệ sinh ATTP, tham gia tuyên truyền về VSATTP.
II. Nội dung
1. Công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về “Luật An toàn thực phẩm” và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác ATTP trong trường học: Luật an toàn thực phẩm ngày 17/6/2010, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn số: 447/HD-CCATVSTP ngày 17/12/2018 của Chi cục an toàn thực phẩm về hướng dẫn quy trình giám sát, xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, công văn số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ y tế. Các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác ATTP.
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm đến CB, GV, NV trong trường về Pháp lệnh VSATTP, Luật An toàn thực phẩm, Cẩm nang tổ chức bán trú trong nhà trường và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở GDĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành và Y tế.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP cho trẻ tập trung vào các nội dung như vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, kiểm soát thực phẩm an toàn, nhận biết sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn…giúp trẻ nhận thức và thực hành đúng. Lồng ghép với giáo dục kỹ năng và hành vi vệ sinh, văn minh, hướng dẫn trẻ rửa tay và giữ gìn bàn tay sạch phòng chống bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
Giáo dục cho trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh trường, lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học.
Y tế thường xuyên triển khai công tác phòng, chống các dịch bệnh trong nhà trường.
Việc đảm bảo VSATTP hiện đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nhất là đối với cấp học mầm non. Vì vậy, nhà trường và gia đình cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, để giúp trẻ có một sức khỏe tốt, một nền tảng vững chắc cho những bước phát triển sau này.
Hưởng ứng có hiệu quả các hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì chất lượng ATTP, các đợt cao điểm Tết nguyên đán, Tết trung thu năm 2024. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ATTP, tập huấn công tác ATTP ít nhất 1 lần/năm học.
Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong CB, GV, NV qua các buổi họp Hội đồng, Zalo,.. của nhà trường về thực hiện các qui định VSATTP, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh xảy ra ở động vật, gia cầm…
2. Đảm bảo điều kiện chế biến và bữa bán trú
Bếp ăn đảm bảo thực hiện đúng các quy định về ATTP; được cấp giấy chứng nhận “Bếp ăn đủ điều kiện an toàn thực phẩm”, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Đảm bảo các điều kiện ATTP theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nước sạch trong chế biến thức ăn.
100% CBGVNV phải tuân thủ đúng các quy định về ATTP trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, được cấp giấy xác nhận kiến thức và khám sức khỏe, xét nghiệm theo quy định.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ mua thực phẩm cho trẻ ở những cơ sở được phép sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận“Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
Thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Đảm bảo chất lượng bữa ăn, khẩu phần ăn của trẻ. Thực hiện nghiêm việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày; thực hiện chế độ ăn theo lứa tuổi. Cải tiến món ăn và phối hợp món ăn trong ngày hợp lý. Áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.
Hằng ngày, phân công ban giám hiệu nhà trường trực bán trú, phân công người giao nhận thực phẩm, kiểm soát hóa đơn, giấy tờ kiểm dịch…, kiểm tra chất lượng, định lượng thực phẩm tươi sống, giám sát khâu chế biến, chia, cấp phát thức ăn, lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thực hiện công tác tự kiểm tra hàng tuần, hàng tháng ghi đầy đủ biên bản kiểm tra.
Lập, lưu trữ hồ sơ sổ sách theo quy định, cập nhật ghi chép đầy đủ hàng ngày (sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu thức ăn…).
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
Giáo dục cho trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường.
Đảm bảo cấp dưỡng phải thực hiện các qui định về VSATTP trong chế biến thức ăn, chăm sóc trẻ.
Đảm bảo chế độ lưu giữ thức ăn qua 24h theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Bộ Y tế về việc Ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
Trang bị đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng bán trú đầu năm học.
Hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm sạch, uy tín, đầy đủ giấy pháp lý, đảm bảo VSATTP.
Y tế thường xuyên triển khai phòng, chống các dịch bệnh trong trường học.
Đảm bảo vệ sinh môi trường, bếp ăn, công trình vệ sinh để phòng, chống ngộ thực phẩm.
Có kế hoạch kiểm tra công tác bán trú thường xuyên và định kỳ.
3. Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường
Cung cấp đủ nước sạch trong sinh hoạt và ăn, uống cho giáo viên, nhân viên và trẻ. Các bể chứa nước phải có nắp đậy, lưới chống côn trùng và khóa an toàn; định kỳ thau rửa vệ sinh theo quy định.
Sử dụng nước uống tinh khiết đóng chai, đóng bình có ký hợp đồng chặt chẽ và chỉ sử dụng các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình đã được công bố hợp quy của các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Định kỳ lấy mẫu xét nghiệm tự kiểm theo hướng dẫn (6 tháng/lần).
Đảm bảo vệ sinh môi trường, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh… duy trì chế độ vệ sinh hàng tuần và thu gom rác thải hàng ngày. Có bồn rửa tay, cung cấp đủ nước sạch và xà phòng rửa tay cho trẻ.
4. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm và xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
Xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm học 2024-2025.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm đúng theo quy định.
Kiểm tra các đồ dùng bán trú đảm bảo chất lượng theo qui định của ngành.
Kiểm tra vệ sinh môi trường, để tạo cảnh quan môi trường luôn sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh.
Kiểm tra việc vệ sinh cá nhân của trẻ: chuẩn bị phòng ăn, rửa tay trước khi ăn, giáo viên đeo khẩu trang y tế khi cho trẻ ăn.
Chăm sóc bữa ăn cho trẻ, cho trẻ ăn hết suất ăn, công tác vệ sinh sau khi ăn.
Kiểm tra thường xuyên VSATTP, bếp ăn, chất lượng thực phẩm dụng cụ chế biến, lưu mẫu thức ăn hàng ngày và các hoạt động chăm sóc học sinh.
Kiểm tra vệ sinh môi trường, để tạo cảnh quan môi trường luôn sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh.
Kiểm tra cấp dưỡng việc thực hiện các qui định: Quy trình chế biến theo bếp 1 chiều, trang phục nhà bếp, hồ sơ sổ sách, hồ sơ sức khỏe và thực hiện 10 nguyên tắc vàng về VSATTP, bếp ăn 05 tốt “Quản lý tốt; Vệ sinh tốt; Tổ chức tốt; Tiết kiệm tốt, Cải tiến nấu ăn tốt”.
Kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày về số lượng, các món ăn trong ngày, có dán nhãn niêm phong cho các hộp đựng mẫu thức ăn.
Các dụng cụ chế biến, đồ dùng của trẻ phải được vệ sinh, hấp sấy theo đúng quy định.
Kiểm tra nguồn nước sạch và các công trình thoát nước để xử lý kịp thời, kiểm tra chất lượng nguồn nước phục vụ cho nhà trường theo định kỳ.
Kiểm tra công tác bán trú trong năm học theo kế hoạch của trường, thường xuyên kiểm tra công tác chế biến món ăn của nhà bếp.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi ký giao, nhận để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Giáo dục cho trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: Lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh trường, lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học.
Trên đây là kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của trường Mẫu giáo Trúc Đào năm học 2024-2025, yêu cầu toàn thể CBGVNV trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- CBGVNV (để thực hiện);
- Lưu: HSN, VT. |
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Liên |
Tác giả bài viết: Phạm Thị Tuất