KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC HỌC SINH

Thứ bảy - 05/10/2024 01:38
                                              
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MG TRÚC ĐÀO

Số: 44/KH-MGTĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Tam Xuân II, ngày 12 tháng 9  năm 2024

                                                       KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC HỌC SINH
                                              NĂM HỌC: 2024-2025

Căn cứ Công văn số 199/PGDĐT, ngày 11/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2024-2025;
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Trường Mẫu giáo Trúc Đào xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2024-2025 như sau:
I. Đặc điểm tình hình
Trường Mẫu giáo Trúc Đào có 03 cơ sở: Cơ sở Bích Ngô, Phú Khê, Vĩnh An Bắc, 03 cơ sở có hàng rào bao quanh, không gần đường quốc lộ.
Hiện nay trường tiếp nhận 343 trẻ, với độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi.
Sân chơi ngoài trời sạch sẽ bằng phẳng đảm bảo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” phù hợp với trẻ mẫu giáo.
* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tổng số CB, GV, NV công lập: 40 người, có 37 nữ.
Trong đó:
- Ban giám hiệu: 03;
- Giáo viên: 26;
- Nhân viên: 11 (KT: 01, VT: 01, BV: 02, CD: 07);
Số lớp: 13 lớp.
Số học sinh: 343 trẻ.
Trong đó: 3 tuổi: 44 trẻ; 4 tuổi: 128 trẻ; 5 tuổi: 171 trẻ.
1. Thuận lợi  
Trường lớp khang trang, sạch đẹp có đủ các phòng học, phòng chức năng, bếp ăn, phòng y tế riêng biệt.
Được sự chỉ đạo sát sao của UBND, phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm y tế huyện Núi Thành, UBND xã sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tất cả các bậc phụ huynh học sinh.
Bếp ăn một chiều xây dựng đúng quy cách.
Có phòng y tế học đường được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, thuốc.
Có đội ngũ giáo viên, nhân viên được tập huấn về công tác y tế học đường 2 lần/năm.
2. Khó khăn
Độ tuổi của trẻ ở lớp bé, nhỡ còn nhỏ sức đề kháng yếu dễ bị mắc bệnh.
Tình hình dịch bệnh hằng năm diễn biến phức tạp, nhất là dịch bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất huyết dễ lây lan nhanh trong cộng đồng.
II. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Đẩy mạnh phong trào rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động vui chơi “trẻ chơi mà học, học bằng chơi”, rèn luyện kĩ năng tự phục vụ; phòng, chống, đẩy lùi bệnh tật.
Xây dựng nhà trường thân thiện, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự, an toàn; cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
2. Yêu cầu
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng học sinh, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trường học.
Kế hoạch phù hợp với thực tế nhà trường và có tính khả thi cao.
Đề ra các nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu và các giải pháp để thực hiện được các mục tiêu đặt ra.
III. Thực hiện nhiêm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh
1. Thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, UBND xã Tam Xuân II về nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục chính trị và công tác học sinh
Tiếp tục chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung, nhiệm vụ theo Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT, ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh bao gồm: lồng ghép giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch, kỹ năng sống, công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường,...
Tiếp tục thường xuyên quán triệt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ qui định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, Chỉ thỉ 993/CT-BDGĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo; Qui định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 06/2019 của Bộ GDĐT Ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2019 về Qui định Qui tắc ứng xử trong cơ sở GDMN; Kế hoạch 2393/KH-SGDĐT ngày 9 tháng 11 năm 2021 về việc thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030.
2. Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị
Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh theo hướng tích hợp, lồng ghép thông qua các hoạt động giáo dục.
Tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 theo văn bản số 158/ PGDĐT, ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành về việc hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023.
Phối hợp với các cơ quan chức năng bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên về an ninh, an toàn mạng.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang, viện bảo tàng, di tích cách mạng, lịch sử, di sản,... triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức, giáo dục pháp luật, giáo dục trong và ngoài giờ các hoạt động của trẻ trong nhà trường.
3. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh
 Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT, ngày 07/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết định số 1299/QĐ-TTg, ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025; Thông tư số 06/2019 của Bộ GDĐT ban hành ngày 12/4/2019 về Qui định Qui tắc ứng xử trong cơ sở GDMN; Kế hoạch số 128/KH-UBND, ngày 23/6/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Núi Thành về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
Tổ chức hiệu quả chuyên đề tỉnh, cụm “Bé mầm non vui khỏe”, hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ tích cực tham gia các trò chơi, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ.
4. Nâng cao hiệu quả bộ máy, tổ chức và năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh
Tổ chức tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình quy định hoặc bồi dưỡng thường xuyên do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành tổ chức.
Cung cấp cho giáo viên, học sinh đầy đủ các tài liệu, hình ảnh, video clip, học cụ để triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm, công cụ phát hiện tài năng, năng khiếu của trẻ, trang thiết bị bảo đảm an toàn trong việc học tập, diễn tập các kỹ năng và các nội dung khác về công tác học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông và tăng cường ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục
Khai thác tối đa các thông tin, kiến thức trên Hệ Tri Thức Việt số hóa tại địa chỉ https://itrithuc.vn/; khuyến khích cán bộ, giáo viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Tăng cường truyền thông rộng rãi những tấm gương người tốt, việc tốt, biểu dương những nổ lực của trẻ, giáo viên, cán bộ quản lý nhằm khích lệ, động viên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong ngành giáo dục và toàn xã hội.
Lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ  vào các hoạt động giáo dục phù hợp.
IV. Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học và y tế trường học
1. Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học
Tổ chức rèn kỹ năng cho trẻ tham gia chuyên đề tỉnh, cụm, huyện “Bé mầm non vui khỏe”.
 Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giao lưu trò chơi vận động theo kế hoạch tháng, tuần, ngày.
2. Công tác học sinh
Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em trong nhà trường.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành ở địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
Tổ chức cho cha mẹ trẻ ký cam kết với nhà trường về việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi đưa, đón trẻ.
Giáo viên lồng ghép kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình vào các hoạt động trong ngày của trẻ, tăng cường việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc phát hiện, hỗ trợ người học bị bạo lực gia đình, chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong nhà trường, phòng chống đuối nước, thực hành, diễn tập cho trẻ các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
3. Nội dung hoạt động công tác y tế trường học
3.1. Công tác y tế trường học
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch bệnh mắt đỏ. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của ngành Y tế về công tác phòng chống dịch bệnh mắt đỏ. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn tới toàn bộ CB, GV, NV trong nhà trường.
Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với Trạm Y tế để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch tiêm chủng vắc xin bù liều cho trẻ em. Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với Trạm Y tế tổ chức tuyên truyền,
hướng dẫn trẻ em, phụ huynh kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng chống dịch bệnh mắt đỏ, các loại dịch bệnh khác như: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Rubella, Cúm A, Đậu mùa khỉ,...và các bệnh không lây nhiễm trong trường học.

Triển khai, sử dụng hiệu quả các tài liệu truyền thông nâng cao năng lực về phòng, chống dịch bệnh và công tác y tế trường học ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022 và Quyết định số 3822/QĐ- BGDĐT ngày 23/11/2020 của Bộ GDĐT. Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các  trường hợp mắc bệnh và có nguy cơ về sức khỏe trong trường học
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, các điều kiện cần thiết khác để triển khai hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho trẻ, nhất là tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh và các bệnh thường gặp ở trẻ. Giáo dục sức khỏe, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em.
Triển khai đầy đủ có hiệu quả các nội dung chăm sóc sức khỏe cho trẻ: khám sức khỏe theo chuyên khoa, sơ cấp cứu ban đầu, nha học đường, phòng chống cận thị học đường, tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ. Đẩy mạnh hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trường học, xây dựng trường học an toàn đặc biệt là phòng chống tai nan đuối nước, giao thông , cháy nổ, ... Lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường với các hoạt động khác như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vitamin A, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, phòng chống dịch bệnh...
Đẩy mạnh hoạt động phòng chống tai nạn thương tích học đường, xây dựng trường học an toàn đặc biệt là phòng chống tai nạn đuối nước. Lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường với các hoạt động, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vitamin A...
Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các lớp học theo tiêu chuẩn: Phòng học, các phòng chức năng, bàn ghế, bảng đồ dùng trang thiết bị dạy học, đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường học, hệ thống cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức các hoạt động điều tra, đánh giá về công tác y tế học đường trong trường học.
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học: bếp ăn bán trú, nước uống cho trẻ. Phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, triển khai áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng.
Tổ chức thực hiện các quy định về công tác an toàn trong trường học, đảm bảo môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, tổ chức bán trú trong nhà trường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ, đảm bảo quyền trẻ em.
3.2. Công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống tai nạn thương tích
Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích năm học 2023-2024.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Phòng y tế có đủ trang thiết bị cần thiết theo quy định (giường, bông, băng, thuốc thông thường, bảng theo dõi học sinh nghỉ ốm,...).
Khảo sát đồ dùng đồ chơi, loại bỏ đồ dùng đồ chơi hỏng, sắc nhọn ổ điện không đảm bảo an toàn cho trẻ. Định kỳ hàng năm sửa chữa, kiểm tra bảo dưỡng hệ thống quạt, điện để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.
Tổ chức cân đo 100% học sinh 3 lần/1 năm vào tháng 9, 1, 4. Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh 2 lần/1 năm vào tháng 9 tháng 4. Kết quả được ghi đầy đủ vào sổ theo dõi sức khỏe của từng trẻ và thông báo kết quả khám sức khỏe cho gia đình trẻ để phối hợp tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Nhân viên y tế kết hợp với giáo viên lớp theo dõi và tổng hợp số trẻ nghỉ ốm hằng ngày.
Ban giám hiệu chỉ đạo các lớp mở sổ nhật ký hàng ngày của các lớp, ghi chép theo dõi thường xuyên tình hình sức khoẻ của trẻ, đón trả trẻ tận tay phụ huynh thông báo kết quả kiểm tra, khám sức khoẻ của trẻ để phụ huynh được biết.
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ những kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, dịch bệnh mắt đỏ.
Đẩy mạnh tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật VSATTP, dinh dưỡng cho CB, GV, NV, phụ huynh học sinh. Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp, xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ.
Phối hợp với trạm y tế, hướng dẫn sơ cấp cứu một số tai nạn thương tích và cách phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Chủ động giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường, xử lý nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định khi có tai nạn thương tích.
Chỉ đạo 03 cơ sở thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong nhà trường, rà soát, kiểm tra, thống kê toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ dùng đồ chơi,... của trẻ kịp thời sửa chữa, hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền phương án sửa chữa, thay thế, khắc phục tình trạng cơ sở vật chất, các trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi đã cũ, quá hạn có nguy cơ xảy ra tai nạn, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi vào năm học mới năm học 2023-2024.
Lồng ghép kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước vào các hoạt động giáo dục trẻ.
3.3. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
100% giáo viên và nhân viên thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Nước uống của trẻ có hợp đồng và xét nghiệm định kỳ.
Nhân viên được khám sức khoẻ, xét nghiệm phân định kỳ 1 năm/1 lần. Có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về VSTTTP và thực hành tốt vệ sinh cá nhân: Không đeo đồ trang sức, cắt ngắn và giữ sạch móng tay, đeo khẩu trang, găng tay theo đúng quy định khi chế biến, chia thức ăn. Có lịch phân công người nấu, người vệ sinh riêng của từng tuần.
Dụng cụ chế biến, xoong nồi rửa bằng nước rửa bát và được tráng lại bằng nước nóng. Bát, đũa, thìa... được hấp sấy. Có dụng cụ dùng riêng khi chế biến thực phẩm sống, thực phẩm chin và để đúng nơi quy định.
Đảm bảo quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc 1 chiều. Nhà ăn luôn thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật.
Thùng chứa rác, chứa thức ăn thừa luôn có nắp đậy kín, không rơi vãi ra xung quanh, rò rỉ nước ra ngoài, được để xa nơi chế biến và được chuyển đi hàng ngày.
Có lưu mẫu thức ăn 24h trong tủ lạnh theo quy định. Thức ăn được che đậy cẩn thẩn sau khi chế biến và vận chuyển đến các lớp học.
Giáo viên và nhân viên thực hiện đúng quy trình khi nấu ăn, chia cho trẻ ăn.
3.4. Công tác phòng chống dịch bệnh
Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các lớp duy trì vệ sinh sạch sẽ.
Đảm bảo khung cảnh sư phạm luôn: “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” nhiều cây xanh, hệ thống thoát  nước kín đảm bảo vệ sinh.  Hàng tuần toàn trường tổng vệ sinh vào chiều ngày thứ 6.
Ban giám hiệu chỉ đạo các lớp, bếp ăn, các bộ phận trong nhà trường có lịch vệ sinh phòng lớp, đồ dùng đồ chơi thường xuyên đảm bảo lớp học luôn thoáng mát, trang trí đẹp, đủ ánh sáng, không bụi bẩn. Đồ dùng đồ chơi luôn sạch sẽ, không bụi bẩn.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hoạt động rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ phù hợp với yêu cầu độ tuổi. Lồng ghép vào các hoạt động hướng dẫn trẻ các thói quen tốt. Làm tốt công tác phối hợp, tuyên truyền phụ huynh học sinh để quần áo trẻ luôn sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh, biết tự vệ sinh phục vụ bản thân.
Lau nhà vệ sinh thường xuyên đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, không có mùi, khô ráo.
Ngâm rửa lau đồ dùng đồ chơi, bàn ghế thường xuyên bằng xà phòng, các chất tẩy rửa thông thường.
Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất vệ sinh các lớp.
Trẻ được súc miệng nước muối hàng ngày sau ăn.
Giáo viên và nhân viên y tế theo dõi chính xác, chặt chẽ sổ trẻ nghỉ học, nguyên nhân trẻ nghỉ tổng hợp và báo cáo.
100% cán bộ, giáo viên và nhân viên được cung cấp tài liệu và tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh.
Cách ly và báo cáo trạm y tế xã Tam Xuân 2 và trung tâm y tế huyện Núi Thành để cùng phối hợp thực hiện không để dịch lây lan rộng.
3.5. Công tác tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh nâng cao ý thức phòng chống các tai nạn thường gặp và dịch bệnh cho trẻ
Tuyên truyền cho CB, GV, NV, các bậc phụ huynh về kiến thức chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng tránh các dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn bằng các hình thức:
- Trên loa đài phát thanh, trang wed của nhà trường.
- In ấn, phát tờ rơi đến tận tay CB, GV, NV, phụ huynh học sinh.
- Thông báo trên các bảng tin của nhà trường, phòng y tế, bảng tuyên truyền các lớp, những nơi dễ quan sát.
- Thông báo trực tiếp đến từng CB, GV, NV, phụ huynh học sinh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn để nâng cao ý thức phòng tránh của mọi người.
- Kết hợp với ban phụ huynh nhà trường và phụ huynh lớp tuyên truyền tới các phụ huynh khác.
V. Tổ chức thực hiện
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. BGH nhà trường
Căn cứ kế hoạch của Phòng GDĐT huyện Núi Thành, tình hình thực tế của nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mắt đỏ và dịch bệnh theo mùa khác theo chỉ đạo của Sở, Huyện, PGD và địa phương để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, hoạt động ngoài trời,... tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường bảo đảm tuyệt đối an toàn cho trẻ.
Chỉ đạo giáo viên thực hiện hiệu quả việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa vào các hoạt động của trẻ, xây dựng kế hoạch, hình thức, nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của từng lớp để làm các video, bài truyền thông gửi qua nhóm Zalo của lớp hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng, tổ chức cho trẻ học tập và vui chơi tại nhà trong các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật của trẻ.

Chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên triển khai các hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục, vui chơi giải trí cho trẻ vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức tốt lễ hội mùa xuân, tiệc buffet cho trẻ.

Vận động cán bộ, giáo viên và tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia lao động dọn vệ sinh, xây dựng cảnh quang làm đẹp khung cảnh sư phạm nhà trường, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Phát hiện, biểu dương, khen thưởng và động viên kịp thời đối với các gương người tốt, việc tốt.

1.2. Giáo viên, nhân viên

Tổ chức thực hiện hiệu quả việc giảng dạy lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa vào các hoạt động của trẻ, xây dựng các video, bài tuyên truyền gửi qua Zalo lớp hướng dẫn cha mẹ trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh.
Tổ chức triển khái các hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục, vui chơi giải trí cho trẻ vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh làm đẹp cảnh quang sư phạm nhà trường, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, tổ chức hưỡng dẫn trẻ tham gia lao động tập thể.

Tích cực tham gia hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023. Tham gia các hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, uống nước nhớ nguồn.
2. Thời gian thực hiện và chế độ thông tin báo cáo
Kế hoạch được triển khai thực hiện trong năm học 2024-2025.
Nhà trường báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh và nhiệm vụ Y tế trường học trước ngày 15/5/2025.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2024-2025 của trường Mẫu giáo Trúc Đào. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc giáo viên phản ánh về BGH (qua các tổ chuyên môn) để được tư vấn, giúp đỡ./.

Nơi nhận:
- PGDĐT Núi Thành(để b/c);
- 02 tổ CM;
- CB, GV, NV trường: (Để t/h);
- Lưu VP./.

HIỆU TRƯỞNG
 



Trần Thị Liên

Tác giả bài viết: Phạm Thị Tuất

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dọc trái
Dọc phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây