Kế hoạch phối hợp với Trạm Y tế xã Tam Xuân II trong công tác Y tế trường học

Thứ tư - 09/10/2024 21:33
UBND HUYỆN NÚI THÀNH 
TRƯỜNG MG TRÚC ĐÀO
Số: 35/KH-MGTĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 
   

Tam Xuân II, ngày 22 tháng 8 năm 2024
                                                              KẾ HOẠCH
                Phối hợp với Trạm Y tế xã Tam Xuân II trong công tác Y tế trường học
                                                        Năm học: 2024-2025


Căn cứ Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 của Bộ y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về công tác y tế trường học;
Thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 13/8/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường năm học 2024-2025, nay trường Mẫu giáo Trúc Đào xây dựng kế hoạch phối hợp với Trạm y tế xã Tam Xuân II để thực hiện hoạt động công tác Y tế trường học năm học 2024-2025 với những nội dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
Tăng cường hoạt động công tác y tế tại trường học nhằm phát hiện sớm các bệnh ở lứa tuổi học đường.
Tăng cường sự phối hợp giữa trạm Y tế xã Tam Xuân II với trường Mẫu giáo Trúc Đào trong giám sát, thực hiện các biện pháp phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa số trường hợp mắc và tử vong đảm bảo sức khỏe cho học sinh và an toàn trong trường học.
Củng cố y tế, nâng cao năng lực cho nhân viên Y tế trong nhà trường, cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường học tập để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho trẻ; đảm bảo cho các cháu được phát triển tốt nhất về thể chất, tinh thần, trí tuệ, có lối sống lành mạnh.
Từng bước nâng cao hoạt động của y tế trường học, điều tra tình hình sức khoẻ và bệnh tật của trẻ trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp làm giảm các yếu tố gây bệnh trong học đường như: Tai, mũi, họng, các bệnh về mắt, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, duy dinh dưỡng....các bệnh dịch cúm, chân tay miệng, sốt phát ban.... 
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường.
Tuyên tuyền phòng chống dịch bệnh mắt đỏ cho trẻ trong nhà trường.

2. Yêu cầu
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường trong và noài lớp học, tình hình sức khỏe của trẻ.
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và y tế trong việc theo dõi, giám sát quản lý sức khỏe cho trẻ.
Phối hợp với cơ sở y tế có biện pháp phòng chống các dịch bệnh theo mùa, đặc biệt phòng chống dịch và tiêm vacxin Covid 19 cho trẻ trong diện tiêm chủng, không chủ quan, lơ là.
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tổ chức cách ly, điều trị kịp thời nhằm hạn chế lây lan học sinh. Đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Nội dung hoạt động
1. Công tác khám, quản lý sức khoẻ
Thực hiện khám sức khỏe cho học sinh, thực hiện các chương trình y tế như: đo thân nhiệt và các chương trình phòng chống một số bệnh dịch xảy ra trên địa bàn xã: Như bệnh đau mắt đỏ, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết,...
Tổ chức tuyên truyền, báo cáo chuyên đề về giáo dục sức khỏe, cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong nhà trường.
Công tác phối hợp giữa hai cơ quan được thống nhất thực hiện hàng năm thông qua chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan.
2. Thực hiện các kỹ thuật y tế trong nhà trường
Sơ cứu, cấp cứu các bệnh tật, tai nạn trong quá trình học tập và sinh hoạt trong nhà trường.
3. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ
Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ tại trường bằng các hình thức:
- Ngoại khoá theo yêu cầu của ngành y tế (có tài liệu tuyên truyền cho giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế giảng dạy cho trẻ).
Tích hợp trong chương trình:
- Phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ.
- Giáo dục sức khoẻ cho trẻ.
- Phòng chống một số bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống…
- Phòng chống tai nạn, thương tích.
- Phòng chống sốt xuất huyết.
- Phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng vacxin cho trẻ.
- Phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm như: Cúm, bệnh do virus Zika gây ra, bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ,….
4. Công tác phòng chống dịch bệnh
Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
Xử lý môi trường bằng cách: Thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn như cloramin B… ít nhất 2 lần trong tuần và giữ vệ sinh khu vực xung quanh.
Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Trẻ bị đau mắt đỏ báo với phụ huynh cho trẻ nghỉ học đến khi bệnh đau mắt đỏ được điều trị.
Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng thì được nghỉ học cách ly 10 ngày, trẻ chỉ được đi học lại khi có giấy xác nhận của đơn vị y tế.
5. Công tác quản lý rác thải y tế  
Phân loại rác thải y tế  đúng quy định.
Chung thu gom rác thải y tế về trạm y tế.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về công tác y tế trường học.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh tay – chân – miệng, mắt đỏ, bạch hầu, sởi… cho trẻ khi có dịch bệnh xảy ra.
Kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học ở 03 cơ sở.
Kiểm tra, giám sát công tác khám sức khỏe định kỳ cho trẻ tại 03 cơ sở.
Kiểm tra, giám sát bếp ăn ở 03 cơ sở: Bích Ngô, Phú Khê, Vĩnh An Bắc.
III. Giải pháp thực hiện phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tại đơn vị
1. Tổ chức chiến dịch truyền thông về các dịch bệnh nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh, cha mẹ trẻ  
Nhà trường phối hợp với Trạm y tế tổ chức chiến dịch truyền thông về dịch bệnh đau mắt đỏ, bệnh sốt xuất huyết, bạch hầu, sởi,… và các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ trẻ. Hướng dẫn học sinh, cha mẹ trẻ truyền thông về phòng, chống dịch bệnh đau mắt đỏ, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, bạch hầu, sởi,… cho trẻ, các bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tới các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.
Nhà trường bảo kết hợp các buổi tuyên truyền học sinh phổ biến cách phòng, chống dịch bệnh đau mắt đỏ và các dịch bệnh nguy hiểm; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, có biện pháp cách ly để tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng; đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời; đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình.
2. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm
Giáo dục cho học sinh cách giữ vệ sinh cá nhân.
Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Sau mỗi ngày phải giặt và khử trùng khẩu trang, khăn,...
Đảm bảo ăn chín, uống chín; không uống chung cốc và ăn chung thìa, đũa, bát với những người đang mắc bệnh.
3. Tiến hành chiến dịch vệ sinh môi trường tại trường học
Thường xuyên lau sạch các các bề mặt và các vật dụng bị nhiễm bẩn bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn thông thường (Chloramin B) ít nhất 1 lần trong ngày, đảm bảo lớp học được thông gió hằng ngày.
Đảm bảo môi trường xung quanh trường học sạch sẽ, thoáng mát.
Bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng, đảm bảo thường xuyên có xà phòng và nước sạch để rửa tay. Có khu vực xử lý chất thải theo quy định.
4. Theo dõi sức khỏe của trẻ, cách ly và điều trị kịp thời
Đảm bảo tất cả các học sinh khi đi học được theo dõi sát sức khỏe để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh.
Nếu trẻ, học sinh có các biểu hiện bệnh như: Đỏ mắt, ngứa hoặc cộm ở mắt, tiết nhiều dịch ở mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đóng màng, ghèn sau khi thức dậy, chảy nước mắt phải thông báo cho cha mẹ biết, đưa đến cơ sở y tế khám và được điều trị kịp thời.
Khi trẻ, học sinh có các dấu hiệu trên thì cho nghỉ học để tránh lây bệnh cho các học sinh khác trong lớp.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo
Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh - có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh theo từng năm học.
Nhà trường phân công cán bộ phụ trách công tác Y tế trường học.
2. Phân công trách nhiệm
1.  Đối với trạm y tế xã Tam Xuân II
Bố trí cán bộ phối hợp với nhà trường để thực hiện công tác Y tế trường học.
Phối hợp với nhà trường để khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi, quản lý sức khoẻ học sinh.
Phối hợp với nhà trường để tổ chức thực hiện tuyên truyền các nội dung về Y tế trong trường học.
Đối với công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp hoá chất sát khuẩn phục vụ cho việc xử lý môi trường, rửa tay, lau chùi bàn ghế phòng chống dịnh bệnh.
- Quản lý, điều trị và giám sát các ca bệnh truyền nhiễm.
2. Đối với nhà trường
Cử cán bộ phụ trách công tác y tế trường học.
Bố trí 01 phòng y tế có trang thiết bị tối thiểu như: bàn, ghế, tủ, giường….đủ ánh sáng để triển khai các hoạt động y tế.
Chủ động mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ: Thuốc, tủ thuốc, xô chậu, bông gạc, nhiệt kế, oxy già, cồn…..
Thực hiện đầy đủ các quy chế, tiêu chuẩn vệ sinh trường học do Bộ y tế - Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Trong các hoạt động của trường phải đảm bảo các yêu cầu hợp lý, an toàn và hiệu quả về sức khoẻ.
Xây dựng trường học là một điển hình về “Xanh - sạch - đẹp”. Đảm bảo đầy đủ công trình vệ sinh, nước sạch và nước uống cho học sinh.
Trên đây là Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác Y tế trường học của trường MG Trúc Đào  và Trạm Y tế xã Xã Tam Xuân II năm học 2024-2025.
Rất mong các bộ phận liên quan, các đồng chí được phân công trực tiếp thực hiện và toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường hãy vì mục tiêu chung, hưởng ứng tham gia công tác Y tế của trường với tinh thần “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” góp phần xây dựng nhà trường trở thành cơ sở giáo dục phát triển toàn diện./.
Nơi nhận
- Trạm y tế xã (để ph/h);          
- CB, GV, NV trường (th/h);    
- Lưu: VT.         
TRẠM Y TẾ XÃ
TRẠM TRƯỞNG



Nguyễn Thị Lệ Trinh
TRƯỜNG MG TRÚC ĐÀO
HIỆU TRƯỞNG



Trần Thị Liên

 

Tác giả bài viết: Phạm Thị Tuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dọc trái
Dọc phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây