GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC

Thứ hai - 16/06/2025 21:51
                                CHỦ ĐỀ : NGHỀ SẢN XUẤT
                              HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
                             ĐỀ TÀI: THƠ “HẠT GẠO LÀNG TA”
                                          Độ tuổi: 5-6 tuổi
I. Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết được sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện tình cảm cảm xúc.
- Giáo dục trẻ biết được sự vất vả của người nông dân nên càng phải biết quý trọng hạt gạo và biết ơn người nông dân.
II. Chuẩn bị
-Địa điểm rộng rãi, sạch sẽ, an toàn, thân thiện với trẻ
-Phương pháp: dùng lời nói, trò chuyện, luyện tập và trò chơi
-Tích hợp: PTNN: cây đào, mai, sen, ca dao, gieo hạt,…
-Đồ dùng: tranh, thơ, nhạc, mũ hoa đào, mũ hoa mai, mũ hoa sen, phông màn hội thi Nhà Nông Đua Tài
+TC1: Bó lúa, thẻ chữ, vòng, cổng chui, rổ đựng
+TC2: tranh thẻ
+TC3: 3 tranh A3 đồng ruộng
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động mở đầu: Trò chuyện gây hứng thú
Cô Điểm xin chào mừng tất cả các bạn nhỏ đến với chương trình “Nhà Nông Đua Tài” của lớp Lớn 3 ngày hôm nay (Mở nhạc chicken dance cho trẻ vận động) Xin được cảm ơn phần ra mắt vô cùng sôi động của 3 đội chơi.
Trong chương trình Nhà Nông Đua Tài ngày hôm nay cô Điểm xin phép được đồng hành cùng các bạn với vai trò là người dẫn chương trình này hôm nay
Khách mời đặc biệt của chương trình là các giám khảo rất là vui tính, dễ thương và yêu văn thơ. Đó là các cô giáo của trường Mầm non ngọc hà
Và thành phần không thể thiếu của chương trình đó là 3 đội chơi đại diện cho nhà nông 3 miền BẮC-TRUNG-NAM
+ Đội chơi thứ nhất là đội: Nhà nông Miền Bắc
“Hoa gì nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến”
+Đội chơi thứ hai là đội: Nhà Nông Miền Trung
‘Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
+ Đội chơi thứ ba là đội: Nhà nông Miền Nam
“Hoa đào miền Bắc
Mai vàng trong nam
Cánh nhỏ màu vàng
Cười vui đón tết’
Xin cảm ơn 3 đội chơi. Ở trong chưng trình “ nhà nông đua tài” cả 3 đội sẽ phải trải qua 3 phần thi:
+Phần thi thứ nhất: Kiến thức nhà nông
Phần thi thứ hai: Kiến thức văn học
Phần thi thứ 3: Chung sức
Nhưng trước tiên hãy cùng cô khởi động bầu không khí và làm nóng cơ thể trước khi các nhà nông bức vào các phần thi hấp dẫn nào!
Tay đâu, tay đâu?
+Trò chơi : Gieo hạt
Gieo hạt!...hạt nảy mầm
1 cây, 2 cây, nhều nhiều cây.Cây ra nụ: 1 nụ, 2 nụ, nhiều nhiều nụ
Nụ nở hoa; 1 hoa, 2 hoa, nhiều nhiều hoa                           
Hoa kết trái: 1 trái, 2 trái, nhiều nhiều trái
Cơ thể các con đã nóng hơn chưa nhỉ?Đã sẵn sàng tham gia vào cuộc thi chưa nào? Vậy thì mời các con tiến về sân khấu cùng với cô để đến với phần thi ‘Kiến thức nhà nông” nhé.
2. Hoạt động trọng tâm
Ở phần thi đầu tiên các đội chơi phải nhanh tay trả lời 2 gợi ý của chương trình để tìm ra bài thơ của chương trình ngày hôm nay đấy?
Gợi ý đầu tiên là câu đố về 1 nghề xuất hiện trong bài thơ đấy, các đội cùng lắng nghe nhé: “Nghề gì chân lấm tay bùn,/Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày”
Nghề gì xuất hiện trong câu đố?
Gợi ý thứ 2: “Hạt gì nho nhỏ./Trong trắng ngoài vàng./Xay, giã, cần, sàng./Nấu thành cơm dẻo?”  Đó là hạt gì nhỉ?
BÀi thơ gì mà liên quan đến nghề nông và hạt lúa các con? Các con đã phát hiện đó là bài thơ gì chưa? Đó là bài thơ ‘Hạt gạo làng ta” của tác giả “Trần Đăng Khoa”
Các con hãy chú ý lên cô lắng nghe xem kết quả đã chính xác chưa nhé?
*Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ
Và đáp án chính xác chưa các con? à chính xác rồi đấy?
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
Để có những hạt gạo trắng tinh cho chúng mình ăn các bác nông dân phải làm việc rất vất vả, không quản nắng mưa, ngày đêm, chiến tranh khốc liệt, hạt gạo cũng vì thế thẫm đẫm mồ hôi, công sức, nước mắt của tình yêu tổ quốc
Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu, bài thơ “Hạt gạo làng ta” còn được các nghệ nhân phác họa thật là đẹp qua các bức tranh, hãy ghé phòng triển lãm của hội thi chiêm ngưỡng các bức tranh cùng với cô nào?
* Cô đọc cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp với sách tranh
Giảng giải nội dung bài thơ, trích dẫn và làm rõ ý.
Khổ thơ 1: Hạt gạo làng ta...Ngọt bùi đắng cay.
-Cô vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác?
Vì sao bài thơ bài thơ có tên là: “Hạy gạo làng ta” (Vì hạt gaọ được xuất phát từ những vùng nông thôn, làng quê, làng mạc, nên tên bài thơ mới được gọi là “Hạt gạo làng ta”)
-Kể tên dòng sông xuất hiện trong đoạn thơ
-Hạt gạo làng ta có vị gì? Có hương vị gì nữa?
Từ khó: Phù Sa là đất còn đọng lại trên cánh đồng khi nước sông lên sau đó xuống lại, đất này dc pha trộn cùng với đất cũ được gọị là đất phù sa.
=>Hạt gạo làng ta được làm nên từ những tinh túy cả đất đai, đậm đà vị phù sa của sông Kinh Thầy như dài lụa mềm mại uốn quanh những xóm làng trù phú, xanh tươi. Hạt gạo làng ta có hương sen thơm ngát, có lời mẹ hát gửi gắm bao đắng cay ngọt bùi của đời người đấy
Khổ thơ 2: Hạt gạo làng ta...Mẹ em xuống cấy.
-Các tháng xuất hiện trong bài thơ là tháng nào?
-Bác nông dân làm việc như thế nào để làm ra hạt gạo?
-Cô Giải tích từ “ngoi lên bờ”; vì trời nắng nóng, nước như bị đun sôi, cua cá không chịu nổi, nên phải bò lên bờ đấy. Vậy mà các bác nông dân vẫn phải lội xuống ruống để làm nên hạt gạo.
+>Hạt gạo làng ta được làm trong thời tiết khắc nghiệt, có những cơn bão tháng bảy rung trời chuyển đất, những cơn mưa tháng 3 mà hoa xoan rụng đầy ngõ. Hạt gạo làng ta được làm ra từ nỗi vất vả của mẹ cha. Hạt gao có vị mặn của giọt mồ hôi của cha mẹ khi phải gò lung cấy lúa dưới cái nắng tháng 6, các con phải biết yêu thương cha mẹ mình nhớ chưa?
Khổ thứ 3: Hạt gạo làng ta...Thơm hào giao thông.
-Hạt gạo được trồng trong khoảng thời gian chiến tranh gian khổ như thế nào?(bom mỹ trút trên mái nhà)
- Băng đạn được ví như gì các con? (vàng như lúa đồng)
Chiến tranh tàn khốc, nguy hiểm nhưng các bác nông dân vẫn chăm chỉ sản xuất gạo để góp sức cho các chiến sĩ chiến đấu với quân thù đấy các con ạ
=>Hạt gaọ làng ta chứa đựng bao gian lao trong những năm máy bay giặc bắn phá miền Bắc, bom đạn trút lên các mái nhà, trường học, giết hại biết bao dân lành và trẻ em vô tội. Hạt gạo làng ta đã cùng những khẩu súng trên vai các chú bộ đội chiến đấu hết mình cho tổ quốc. Bát cơm mùa gặt thơm lừng trong những hào giao thông và trong những căn hầm tránh bom đạn. Hạt gaọ góp sức bảo vệ xóm làng.
Khổ thơ cuối: Hạt gạo làng ta....Hạt vàng làng ta.
Cô giải thích câu khó: Vục mẻ miệng gàu./ Quang trành quết đất
-Để làm ra hạt gạo, các bác nông dân vất vả như thế nào?
=>Hạt gạo tuy nhỏ bé mà ý nghĩa lớn lao biết chừng nào? Các em nhỏ vui vẻ cất lên tiếng hát ca ngợi hạt gạo là hạt vàng đấy,
*Cô đọc cho trẻ nghe lần 3: Phổ thơ thành nhạc
Trong phần thi “Kiến thức nhà nông” các đội chơi đã học rất giỏi, trả lời câu hỏi rất chính xác, và bây giờ hãy theo chân nhạc sĩ Trần Viết Bính nghe lại bài thơ đã được phổ nhạc với những giai điệu vui tươi trong trẻo nay nhé. (Trẻ, hưởng ứng, hát, nhún theo cô)
- Giáo dục: Các bác nông dân lao động vất vả, mệt nhọc để có được hạt gạo cho chúng ta ăn hằng ngày. Do đó chúng ta phải biết ơn các bác nông dân, phải biết yêu quý kính trọng các bác nông dân, các con hãy thể hiện qua việc khi các con ăn cơm các con phải ăn hết suất cơm của mình, không được bỏ dở 1 hạt cơm nào các con biết không?
Kết thúc phần “Kiến thức nhà nông”, cô xin dành tặng cho mỗi đội …bông hoa
* Trẻ đọc diễn cảm
Tiếp theo chương trình sẽ là phần thi “Tài năng văn học”. Hãy thể hiện mình là những nhà nông yêu thích văn học và đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta “hTật hay nhé.
+Cả lớp đọc thơ:  Trước tiên hãy hòa mình vào phần đồng diễn của cả 3 đội chơi nhé
+Tổ đọc thơ: Mời 3 đội chú ý, cô sẽ cho xuất hiện bức tranh tương ứng với đoạn thơ. Các đội chơi phải đọc chính xác đoạn thơ tương ứng với bức tranh nhé.
+Nhóm đọc thơ: nhóm bạn nam đọc khổ 1-2, nhóm bạn nữ đọc khổ 3-4
+Cá nhân đọc thơ: mỗi bạn 1 khổ.
Kết thúc phần thi Tài năng văn học cô tuyên dương và thưởng hoa cho 3 đội
* Trò chơi củng cố
Mời các đội chơi hãy bứt phá và giành số điểm thật cao ở phần thi cuối cùng mang tên gọi “Chung Sức”
+TC1: Chung sức (tích hợp chữ cái)
Các bác nông dân rất vất vả trồng những cây lúa và cho chúng ta những hạt gạo, những bát cơm ngon dẻo. vụ mùa đã đến rồi, hãy giúp các bác nông dân thu hoạch cánh đồng lúa thôi nào?
Chuẩn bị; các bó lúa gắn thẻ chữ B-T-N, mỗi đội chơi sẽ nhanh chóng bật qua 3 vòng tròn, bò chui qua cổng, sau đó lên thu hoách các bó lúa có chữ cái theo yêu cầu.
Trong thời gian quy định, đội chơi nào thu hoạch dc nhiều bó lúa chứa chữ cái của đội mình hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
+TC2: Ai khéo tay hơn (tích hợp số lượng)
Nghề trồng lúa rất vất vả vì sẽ trải qua nhiều giai đoạn từ lúc gieo trồng đến lúc th hoạch. Và nhiệm vụ của mỗi đội là hãy sắp xếp quá trình phát triển của cây lúa (hạt lúa-mạ non-cây lúa-lúa trưởng thành-lúa chín-hạt thóc) đúng với số lượng từ 1->6 nhé.
Cô kiểm tra và thưởng hoa cho mỗi đội.
+TC3: Bé khéo tay
Mỗi tổ kết thành 1 vòng tròn tô màu cánh đồng (nếu còn thời gian)
Kết thúc phần thi Chung sức cô thưởng hoa cho mỗi đội
Như vậy trải qua 3 phần thi của hội thi “Nhà nông đua tài”, hãy cùng kiểm tra xem kết quả cuối cùng để tìm ra đội chiến thắng nhé. (Cô tổng hợp số hoa và tuyên dương đội thắng)
Như vậy, hội thi “Nhà nông đua tài”, đến đây là kết thúc rồi, hẹn gặp các con vào hội thi năm sau nhé,chúc các con luôn chăm ngoan học hỏi, vâng lời thầy cô và bố mẹ, đặc biệt là ăn thật giỏi và thật nhiều cơm vào nhé!
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thùy Điểm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dọc trái
Dọc phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây